Phẫu thuật chỉnh hàm móm là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, đem lại khuôn mặt cân đối và nụ cười rạng rỡ cho người được điều trị. Vậy, phẫu thuật hàm móm phù hợp cho những trường hợp nào? Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Phẫu thuật chỉnh hàm móm phù hợp cho những ai?
Phẫu thuật chỉnh hàm móm là cách sử dụng phương pháp phẫu thuật can thiệp vào xương hàm, chỉnh hàm cho cân đối, hài hòa nhất với khuôn mặt, không còn tình trạng móm xảy ra. Vậy có cần thiết phải thực hiện kỹ thuật phẫu thuật hàm móm hay không?
Hiện tượng móm là một khuyết điểm do cấu trúc xương hoặc cấu trúc răng hàm dưới đưa ra quá nhiều về phía trước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm răng, tình trạng phát âm, một số bệnh lý khác mà còn ảnh hương trực tiếp đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt của chủ nhân. Do đó, việc chữa hàm móm là nhu cầu cần thiết để bạn có thể lấy lại một hàm răng đều đẹp và khuôn mặt cân đối.
Móm chia làm 2 dạng là móm do răng và móm do xương hàm:
+ Nếu xác định móm do răng thì niềng răng sẽ là biện pháp hiệu quả nhất, phương pháp tác động đến răng, giúp đưa răng về vị trí mong muốn.
+ Nếu xác định móm do xương hàm thì phẫu thuật hàm móm sẽ được chỉ định để tác động vào xương hàm, điều chỉnh về tỉ lệ cân đối.
Hai phương pháp này bổ sung cho nhau chứ không thay thế được nhau. Vì vậy, để biết mình có phù hợp để phẫu thuật hàm móm hay không bạn cần đi thăm khám trực tiếp bác sĩ.
Phẫu thuật chỉnh hàm dành cho những trường hợp bị hô móm do hàm gây ra
2. Từng trường hợp cụ thể được chỉ định phẫu thuật chỉnh hàm
phẫu thuật chỉnh hàm móm cho những trường hợp do hàm gây ra
Tùy tình trạng, mức độ móm của hàm, bác sĩ sẽ thực hiện theo 3 phương hướng cụ thể như sau
Nếu mức độ móm vừa phải thì cắt tiền đình xương hàm dưới đẩy lùi về sau. Nhổ hai răng số 4 và đường cắt ngách lợi qua hai răng số 4. Xương hàm được di chuyển và cố định sau phẫu thuật.
Nếu mức độ móm nặng thì tiến hành phương pháp
phẫu thuật hàm móm bằng công nghệ BSSO không cần nhổ răng, cắt hai cành bên hàm dưới đẩy lùi về sau và nẹp cố định hàm. Đây là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay trong phẫu thuật hàm móm. Phương pháp này không chỉ giúp bạn sở hữu khuôn hàm cân đối sau phẫu thuật mà chức năng nhai cũng được cải thiện đáng kể và thời gian thực hiện phẫu thuật cũng rất nhanh chóng.
Những trường hợp móm nặng vừa do hàm trên tụt vào và hàm dưới dài quá mức thì có thể cắt hai hàm.
3. Chăm sóc răng miệng sau khi phẫu thuật
Để có một ca phẫu thuật hàm móm đạt được hiệu quả tốt nhất và nhanh chóng sở hữu nụ cười đẹp rạng rỡ, bạn cần lưu ý và tuân thủ những hướng dẫn về cách chăm sóc sau khi phẫu thuật hàm móm mà bác sĩ tư vấn. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những lưu ý về cách chăm sóc sau khi phẫu thuật , bạn có thể tham khảo:
+ Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng và uống thuốc kháng sinh chống viêm, chống phù nề trong 5 – 7 ngày sau phẫu thuật theo đơn cụ thể.
+ Sưng là hiện tượng thường gặp sau phẫu thuật xương hàm và sẽ giảm dần sau 1 tuần, bạn cũng cần chườm đá lạnh hoặc chườm nóng trong 3 ngày đầu tiên.
+ Trong thời gian đầu, bạn cần ăn cháo, thức ăn lỏng, uống sữa và tránh những thực phẩm cứng có thể gây đau nhức, ảnh hưởng đến hiệu quả phẫu thuật. Việc vệ sinh răng miệng cũng phải được chú ý.
+ Bạn sẽ phải tái khám sau phẫu thuật hàm móm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để các bác sĩ có thể kiểm tra chỉnh nha lấp đầy khoảng hở nếu có.
Ngoài ra, vấn đề cần lưu ý nữa là, hàm răng móm sau phẫu thuật tuy hết móm khi nhìn từ ngoài hàm nhưng nếu các răng khấp khểnh không đều với nhau thì cũng không thẩm mỹ. Vì thế phẫu thuật chỉnh hàm móm phải kết hợp với niềng răng để có thể mang lại hàm răng đều đẹp nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét